- CPI (Consumer Price Index) có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng, đây là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Chỉ số tiêu dùng CPI phản ánh mức tiêu dùng, sức mua của một nền kinh tế và được tính theo tỷ lệ phần trăm.
* Ví Dụ: Chỉ số CPI giảm chứng tỏ mức tiêu dùng giảm vì nền kinh tế đang gặp khó khăn cung tiền lưu thông ít. Người lao động hạn chế chi tiêu. - FOMC (Federal Open Market Committee) – Ủy ban Thị trường mở Liên bang, là 1 nhánh thuộc hệ thống Dự trữ Liên bang FED, nơi không chỉ hoạch định chính sách tiền tệ mà thông qua các cuộc họp của FOMC, FED sẽ đưa ra các quyết định về lãi suất.
* Ví dụ: Trước khi đưa ra chỉ số lãi suất của FED thì thường sẽ có cuộc bỏ phiếu vote tăng hay giảm bao nhiêu % sau đó tổ chức cuộc họp FOMC để quyết định - PMI (Purchasing Managers Index) là chỉ số đo lường “sức khỏe” kinh tế của ngành sản xuất, được Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) công bố mỗi tháng.
+ PMI > 50, tức là hoạt động sản xuất được mở rộng so với tháng trước.
+ PMI = 50, hoạt động sản xuất không có gì thay đổi.
+ PMI < 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang có xu hướng thu hẹp lại. - Nonfarm (Non-farm Payrolls) hoặc bảng lương phi nông nghiệp (viết tắt là NFP) được phát hành bởi Bộ Lao động Mỹ, đây là bảng lương của các công việc nằm ngoài lĩnh vực nông nghiệp.
Cụ thể, bảng lương phi nông nghiệp đo lường số lượng người có việc làm trong tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc, không bao gồm nông nghiệp, chính quyền địa phương, hộ gia đình tư nhân và các khu vực phi lợi nhuận.
* Ví dụ nếu số liệu bảng lương phi nông nghiệp liên tục giảm cho thấy 1 sự yếu kém, đồng thời có khả năng dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế. Ngược lại, nếu dữ liệu được công bố cho thấy tỷ lệ lao động tăng trưởng liên tục, cho thấy đây có thể là một nền kinh tế khoẻ mạnh, phát triển và khả năng xảy ra suy thoái là rất thấp. - Doanh Số Bán Lẻ (Retail Sales) là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng và đáng tin cậy. Là một chỉ báo rất quan trọng, Chỉ số Retail Sales có thể giúp các nhà kinh tế dự đoán những thay đổi có thể xảy ra trong các xu hướng kinh tế trong tương lai.
Doanh số bán lẻ có thể cho biết liệu nền kinh tế nói chung có đang đi đúng hướng hay không. Khi doanh số bán lẻ tăng mạnh, nền kinh tế đang mở rộng và GDP ngày càng tăng. Khi doanh số bán lẻ giảm là dấu hiệu nền kinh tế bắt đầu rơi vào suy thoái.
Tác giả: Le Hong Phong – GENZ Trading Community